# 77: Bắt đầu từ “CÓ”

Có một lần, tôi đến một cửa hàng tạp hoá để tìm “edamame” (mà tôi chỉ biết mơ hồ là một loại rau). Tôi không chắc liệu thứ tôi cần tìm nằm ở khu rau củ, khu đông lạnh hay khu đồ hộp. Tôi đã từ bỏ và tìm một nhân viên để nhờ trợ giúp. Nhưng cô ấy cũng không biết!

Cô nhân viên đó đã có thể trả lời theo nhiều cách khác nhau. Cô ấy có thể khiến tôi cảm thấy mình thật ngốc nghếch khi không biết tìm ở đâu, hoặc cho tôi những gợi ý mơ hồ, hay đơn giản nói với tôi rằng họ không có món đó. Nhưng thay vào đó, cô coi yêu cầu này như một cơ hội để tìm ra giải pháp và giúp đỡ khách hàng. Cô ấy gọi cho các nhân viên khác và chỉ trong vài phút tôi đã tìm được chính xác món đồ mình cần ở khu đông lạnh.

Cô nhân viên trong trường hợp này đã xem xét một yêu cầu và bắt đầu từ tiền đề rằng chúng tôi sẽ giải quyết và đáp ứng yêu cầu đó. Cô ấy bắt đầu từ có thay vì bắt đầu từ không.

Khi tôi lần đầu tiên đảm nhiệm vai trò lãnh đạo kỹ thuật, tôi cho rằng công việc của tôi là bảo vệ phần mềm của tôi khỏi những yêu cầu lố bịch của các nhà quản lý sản phẩm và phân tích kinh doanh. Tôi coi yêu cầu là một điều gì đó để bác bỏ, không phải để thực hiện.

Rồi đến một lúc, tôi bắt đầu cho rằng có lẽ có một cách khác để làm việc liên quan đến việc thay đổi quan điểm của tôi từ bắt đầu từ không sang bắt đầu từ có. Trên thực tế, tôi đã tin rằng bắt đầu từ có thực sự là một phần thiết yếu của việc trở thành một nhà lãnh đạo kỹ thuật.

Biến đổi đơn giản này đã thay đổi hoàn toàn cách tôi tiếp cận công việc của mình. Hóa ra, có rất nhiều cách để nói có. Khi ai đó nói với bạn “Hey, ứng dụng này sẽ tác động mạnh mẽ hơn đến người dùng nếu chúng ta xây dựng một giao diện thuận mắt và có sự phối hợp màu sắc” bạn có thể từ chối vì nó nghe có vẻ vô lý. Nhưng tốt hơn nên bắt đầu với câu hỏi “Tại sao?”. Thường sẽ có một số lý do thực tế và hấp dẫn cho việc người đó yêu cầu tính thẩm mỹ nên được ưu tiên. Ví dụ, bạn có thể sắp hợp tác với một khách hàng lớn với tiêu chuẩn bắt buộc tính thẩm mỹ cao.

Thông thường bạn sẽ thấy rằng khi bạn biết ngữ cảnh của yêu cầu, các khả năng mới sẽ xuất hiện. Nói cách khác, yêu cầu phải được thực hiện với sản phẩm hiện có theo cách cho phép bạn nói “có” mà không cần làm gì cả: “Trên thực tế, trong tùy chọn người dùng, bạn có thể tải xuống giao diện theo ý thích và bật nó lên.

Đôi khi chỉ đơn giản là ai đó có một ý tưởng trái ngược với quan điểm của bạn. Tôi thấy khá hữu ích khi áp dụng câu hỏi “Tại sao?” ❓ cho chính bản thân. Đôi khi đưa ra lý do sẽ cho thấy rõ rằng phản ứng ban đầu của bạn không có nghĩa lý gì cả. Hãy nhớ rằng, mục tiêu của tất cả những việc này là đồng ý với người khác và cố gắng dàn xếp ổn thoả, không chỉ cho người khác mà còn cho bản thân và những cộng sự của bạn.

Nếu bạn có thể đưa ra lời giải thích thuyết phục cho lý do tại sao yêu cầu đó không tương thích với sản phẩm hiện có, thì có khả năng bạn sẽ có một cuộc thảo luận liệu sản phẩm bạn đang xây dựng có phù hợp hay không. Cho dù cuộc thảo luận đó kết thúc như thế nào thì mọi người đều xác định rõ được rằng sản phẩm này sẽ là gì và không là gì.

Bắt đầu từ có nghĩa là phối hợp với đồng nghiệp của bạn, không phải là chống lại họ.